Người ta không vì một chuyện mà vui cả năm nhưng có thể vì một việc mà buồn cả đời
Chỉ cần chúng ta có tâm thái bình tĩnh, làm tốt những việc nên làm, thuận theo tự nhiên, thì niềm vui sẽ tự đến.
Kể cũng lạ, con người ta sinh ra từ lúc chào đời là khóc chứ không phải là cười. Rồi từ khi sinh ra cho tới lúc từ giã cõi trần gian còn có biết bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc. Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và lại cả vì vui mừng, sung sướng, hạnh phúc. Vậy thì, xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười.
1. Mong muốn quá nhiều
Ngay từ nhỏ, bố mẹ luôn mong muốn con cái phải học giỏi, phải đạt điểm cao, phải thi giải tỉnh giải quốc gia như con nhà người khác, nên khi lớn lên, mỗi đứa trẻ lại giữ thói cũ nên mong muốn bản thân phải làm ở công ty tốt ngay sau khi ra trường, phải lương cao, vợ phải đẹp như người khác. Để rồi khi thất vọng, không đạt được những điều mình mong muốn thì sẽ sinh ra buồn bực, khó chịu, cáu kỉnh.
2. Nói “giá như” trong mọi trường hợp
Mong chờ tương lai, tiếc nuối quá khứ, trong khi bản thân không nỗ lực thực sự. Và việc nói “giá như” sẽ gần như là một cửa miệng kèm thêm tiếng thở dài. Vì thế, thay vì phí thời gian vào những thứ đã đi qua hay những thứ có thể không bao giờ có được, hãy nên tập trung vào hạnh phúc hiện tại để bản thân được thoải mái.
3. Không biết thế nào là đủ
Một ngàn lại muốn một vạn, đã có nhà ở lại muốn biệt thự
Sống trên đời, hẳn không ít người cảm thấy những thứ bản thân hiện tại có chưa đủ nên những thứ mà chúng ta muốn sở hữu cứ tăng theo cấp số nhân theo từng thời gian. Đã có một ngàn lại muốn một vạn, đã có nhà ở lại muốn biệt thự. Chính vì không thỏa mãn “lòng tham không đáy” nên sẽ sinh ra chán nản với cuộc sống.
4. Hay ganh ghét, đố kị
Người thường xuyên ganh ghét đố kỵ với người khác thì trong lòng sẽ luôn không được vui.. Khi thấy người khác có thứ mà mình không có, thấy người khác hơn mình thì tức tối khó chịu, vậy thì sao có thể sống được vui vẻ, hạnh phúc?
5. Muốn bó mình trong một góc
Đôi khi bạn cảm thấy không vui, bạn tìm cách tránh mặt người khác và giải pháp bạn nghĩ là tốt nhất là bạn muốn nhốt mình trong nhà để tự gặm nhấm nỗi buồn. Đây là sai lầm lớn, việc giao tiếp xã hội ngay cả khi bạn không thích nó rất tốt cho tâm trạng của bạn. Nằm trên giường, trùm chăn lên đầu và khóc sẽ chỉ khiến tâm trạng của bạn tồi tệ hơn thôi.
6. Luôn cho mình là nạn nhân
Khi ấy, chắc hẳn cảm giác duy nhất mà chúng ta cảm nhận được là cảm giác bất lực và những người cảm thấy bất lực không có khả năng hành động để thực hiện những điều tốt hơn
Không ít người khi rơi vào những hoàn cảnh khó khăn mà bản thân không mong muốn, chắc chắn đều đã từng không ít lần nghĩ mình thật khổ, đổ lỗi cho hoàn cảnh gia đình, hay có thể cho rằng cả đời mình không thoát được tình trạng này. Khi ấy, chắc hẳn cảm giác duy nhất mà chúng ta cảm nhận được là cảm giác bất lực và những người cảm thấy bất lực không có khả năng hành động để thực hiện những điều tốt hơn. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, mỗi người đều cảm thấy buồn chỉ trong một thời gian ngắn thôi, điều quan trọng là nhận ra rằng bạn đang để những điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
7. Không biết cho đi
Người ta nói rằng, cho đi sẽ khiến niềm vui được nhân đôi. Một người luôn lo sợ mình bị tổn thất mất lợi ích, luôn không muốn cho đi mà lại mong được lợi thì làm sao có thể sống được hạnh phúc?
8. Không tìm được ý nghĩa của cuộc đời
Chỉ cần chúng ta có tâm thái bình tĩnh, làm tốt những việc nên làm, thuận theo tự nhiên, thì niềm vui sẽ tự đến
Nếu bạn tìm thấy ý nghĩa nhân sinh đích thực trong cuộc đời để theo đuổi, chắc chắn dù có khó khăn hay thất bại thì bạn vẫn sẽ vui vẻ đứng dậy và bước tiếp mà không hề phàn nàn. Những ngày ấy chắc chắn sẽ trôi qua đầy ý nghĩa; niềm vui hay nỗi buồn đôi khi cũng không phải có nguyên nhân từ sự việc của bản thân chúng ta mà là do thái độ cùng cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta tạo thành. Chỉ cần chúng ta có tâm thái bình tĩnh, làm tốt những việc nên làm, thuận theo tự nhiên, thì niềm vui sẽ tự đến.
Trí thức trẻ