An toàn trong thiết kế thi công xây dựng dự án karaoke
An toàn trong thiết kế thi công xây dựng dự án karaoke,1 số nguyên nhân gây nên sự không an toàn trong kinh doanh karaoke
Thông tư 47 là thông tư rất quan trọng trong lĩnh vự kinh doanh quán hát karaoke, bar, vũ trường mà chủ đầu tư cần nắm rõ. Đây là thông tư quy định rõ ràng về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh karaoke, bar, vũ trường. Đến với KTV DECOR An toàn cháy nổ trong thiết kế thi công xây dựng dự án karaoke,Vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ sẽ được đặt lên hàng đầu ***
BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 47/2015/TT-BCA
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH
DOANH VŨ TRƯỜNG, KARAOKE
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (sau đây viết gọn là Nghị định số 103/2009/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về bảo đảm an toàn, thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra an toàn, các biện pháp về phòng cháy, trang bị phương tiện, tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; bảo đảm chữa cháy, cứu nạn khi xảy ra cháy và trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke đặt tại công trình cao tầng; cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke khác.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke
1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.
3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke trong công tác quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Chương II
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH VŨ TRƯỜNG, KARAOKE
Điều 4. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
a) Thiết kế bậc chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình. Đường giao thông và khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy giữa cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke với các công trình khác được thực hiện theo quy định tại QCVN 06: /BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (sau đây viết gọn là QCVN 06: /BXD); trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm công trình công cộng. Trường hợp cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa lớn hơn hoặc bằng 150 phút.
b) Kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD.
c) Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan
- Diện tích cho phép lớn nhất của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được xác định như nhóm công trình công cộng theo quy định tại QCVN 06: /BXD;
- Chiều cao cho phép của công trình phụ thuộc vào bậc chịu lửa của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD, nhưng không vượt quá 50 m;
- Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng tập trung đông người được thiết kế bằng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó cháy;
- Việc bố trí công năng và bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư trong công trình bảo đảm khả năng ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy khi xảy ra cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng, các khoang cháy và giữa các tòa nhà;
- Các bộ phận ngăn cháy của công trình như tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy, khoang ngăn cháy, lỗ cửa và cửa ngăn cháy được làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa theo quy định tại QCVN 06: /BXD.
d) Hệ thống âm thanh, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.
đ) Lối thoát nạn của công trình bảo đảm theo quy định tại QCVN 06: /BXD; trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm nhà F2.1.
e) Khi thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định tại QCVN 17: /BXD - Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín cả nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công.
g) Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn bảo đảm theo quy định tại TCVN 3890: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng (sau đây viết gọn là TCVN 3890:).
h) Hệ thống hút khói, điều áp, thông gió bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06: /BXD và TCVN 5687: Thông gió điều hòa không khí - tiêu chuẩn thiết kế.
i) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
k) Thực hiện các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy có liên quan và phù hợp với quy mô tính chất hoạt động của từng cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.
2. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke đặt tại công trình cao tầng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với công năng của công trình đó và bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và khoản 1 Điều 11 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
3. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke không thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Điều 5. Thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Điều 6. Các biện pháp về phòng cháy
Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện các biện pháp về phòng cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình hoạt động, cụ thể:
1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất dễ gây cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt
2. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.
3. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Điều 7. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
2. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn tại khoản 1 Điều này được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Điều 8. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:
1. Trang bị phương tiện chữa cháy
Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke trang bị bình bột chữa cháy xách tay loại có khối lượng chất bột chữa cháy ABC bằng hoặc lớn hơn 4kg, hoặc bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại có khối lượng chất chữa cháy bằng hoặc lớn hơn 5kg, bảo đảm 01 bình/50 m2 và bán kính bảo vệ của một bình nhỏ hơn hoặc bằng 15 m.
2. Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, cụ thể:
a) Trang bị hệ thống báo cháy tự động đối với cơ sở có diện tích sử dụng từ 200 m2 hoặc khối tích từ 1000 m3 trở lên.
b) Trang bị hệ thống chữa cháy tự động đối với:
- Cơ sở khung thép mái tôn có diện tích từ 1200 m2 trở lên;
- Cơ sở có 01 hoặc 02 tầng có diện tích từ 3500 m2 trở lên;
- Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên.
c) Trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đối với cơ sở có khối tích từ 5.000 m3 trở lên hoặc cơ sở thuộc diện phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động.
3. Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này được bố trí cạnh lối ra, vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang hoặc những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Riêng hệ thống chuông báo cháy hoặc hệ thống phát thanh báo cháy được trang bị tới từng phòng của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy được kiểm tra chất lượng theo định kỳ cho từng loại.
4. Tiêu chuẩn, chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hiện hành (TCVN 7062: (ISO 7165), chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Đặc tính và cấu tạo; TCVN 7027: (ISO 11601), chữa cháy - Xe đẩy chữa cháy - Đặc tính và cấu tạo; TCVN 5738: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7336: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt; TCVN 3890: ).
Điều 9. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
2. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke chấp hành việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; cụ thể:
a) Xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
b) Tham gia đoàn kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở do mình quản lý khi có yêu cầu.
c) Tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 10. Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke
Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Điều 11. Bảo đảm chữa cháy và cứu nạn khi xảy ra cháy
1. Khi xảy ra cháy, người phát hiện thấy cháy bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
2. Chủ cơ sở hoặc người được giao quản lý cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý để dập tắt đám cháy và thực hiện các quy định sau đây:
a) Tập trung cứu người, cứu tải sản và ngăn chặn cháy lan.
b) Tổ chức bảo vệ tài sản, hàng hóa tại khu vực cháy.
c) Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy (nếu có).
d) Tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin có liên quan về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 12. Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy tại nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng có tổ chức kinh doanh vũ trường, karaoke
Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP có tổ chức hoạt động kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Chương III
TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 13. Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke
1. Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn tại Thông tư này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho người lao động làm việc tại cơ sở; tổ chức huấn luyện cho người lao động làm việc tại cơ sở biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được trang bị.
4. Trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy.
5. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định.
6. Chấp hành việc hướng dẫn, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền.
7. Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 14. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.
4. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về công tác quản lý phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc phạm vi quản lý.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 12 năm 2015.
2. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đang hoạt động kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc phạm vi quản lý.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp:
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, V19. C66.
----------------------
*** Kiến trúc đẹp - An toàn cháy nổ trong thiết kế thi công xây dựng dự án karaoke,Vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ sẽ được đặt lên hàng đầu ***
1 số nguyên nhân gây nên sự không an toàn trong kinh doanh karaoke
Từ những vụ cháy thực tế trong kinh doanh karaoke chúng ta thấy :
– Đa số các cơ sở kinh doanh karaoke đều là nhà ống nhiều tầng, thiết kế cách âm, cách nhiệt nên thường xây dựng che chắn kín các phòng, các khu vực bằng vật liệu dễ cháy.
Chưa kể có nơi còn gắn biển hiệu, biển quảng cáo che kín toàn bộ mặt tiền căn nhà, gây cản trở khả năng tiếp cận của xe chữa cháy, xe thang để cứu nạn và chữa cháy.
– Do tận dụng tối đa diện tích sàn cho kinh doanh nên các cầu thang bộ, hành lang thường chật hẹp, đường đi lại giữa các khu vực ngóc ngách, tối tăm. Nhiều công trình do chuyển đổi mục đích từ nhà ở sang kinh doanh, do vậy cơ sở không đảm bảo số lối ra thoát nạn.
Thậm chí có cơ sở chỉ có duy nhất một cầu thang thoát nạn hở bên trong nhà, không có lối ra mái, vì vậy khi có sự cố tại các tầng phía dưới, khói nhanh chóng bao chùm cầu thang bộ trong nhà, việc thoát nạn sẽ gặp nhiều khó khăn.
– Ngoài ra hệ thống điện sử dụng cho máy vi tính, dàn âm thanh không được đấu nối chắc chắn, gọn gàng, không đảm bảo về công suất tiêu thụ của các thiết bị điện.
-Biết là cháy là rủi ro , nhưng sơ lược lại biết bao vụ cháy Karaoke đều thấy rõ 1 phần do nguyên nhân : Sự cẩu thả trong khâu đường dây điện 12v & 5v, việc cắt, ngắt, đấu nối điện, quấn băng keo sơ sài. Đặc biệt khi nối rất hay để điểm nối âm & dương dính sát nhau lâu ngày sinh ra dòng nhiệt và ra tia lửa.
- VỚi hệ thống âm thanh, ánh sáng, đèn led, nguồn , tập trung rất nhiều ở 1 không gian chật hẹp thì việc xuất hiện hoả hoạn càng dễ dàng.
Chính vì vậy, nguyên nhân xảy ra cháy do chập điện của các cơ sở này là rất cao.... vv
Tình trạng thiết kế nội thất phòng hát karaoke chỉ chú trọng đến vẻ đẹp hình thức chứ không hề chú trọng đến việc thiết kế lối thoát hiểm hay hạ tầng phòng cháy chữa cháy hoặc nếu có thiết kế cũng chỉ với mục đích đối phó với lực lượng chức năng.
Đây là một trong những điểm đáng báo động bởi khi xảy ra sự cố như chập điện, cháy nổ kèm theo âm thanh lớn , vật liệu tiêu âm cách âm dễ cháy.....vv thì những quán karaoke này trở thành “không lối thoát”.
Theo ghi nhận thời gian qua có rất nhiều vụ cháy quán karaoke thực tế, khi cháy do các quán karaoke này không hề có lối thoát hiểm, hay trang thiết bị phòng cháy chữa cháy dẫn đến đám cháy bùng phát nhanh chóng, lan rộng và gây thiệt hại lớn về cả người lẫn tài sản.
Khi xảy ra hỏa hoạn những phòng karaoke “không lối thoát” này sẽ gây tổn thất lớn về người và tài sản
- Thi công phòng hát karaoke chóng vánh không có sự đầu tư tình toán hợp lý trong thiết kế tổng quan ban đầu.
- Phòng karaoke xuống cấp.
- Chú ý đến phần cách âm phần này nên thi công đúng an toàn, đúng chuẩn để hạn chế tối đa thiệt hại khi có tình huống cháy, nổ.
-Vật tư cách âm cách nhiệt dây dẫn phải đảm bảo.
- Có thể vật tư kém chất lượng , ham rẻ .... vvv
Vì vậy các cơ sở kinh doanh karaoke phải tự ý thức phòng ngừa, thực hiện nghiêm quy định, trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện phòng chống cháy nổ; tăng cường tập huấn về nghiệp vụ PCCC thường xuyên…
Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng cháy, nổ, các nạn nhân nên lấy khăn hoặc áo ướt bịt mũi để ngăn khói, tránh bị ngạt.
Ngoài ra, trong trường hợp hỏa hoạn người có mặt trong đám cháy không nên đi cầu thang máy, phải chạy theo cầu thang bộ và đi theo đường thoát hiểm nhanh nhất.
Khuyến cáo của cảnh sát phòng cháy chữa cháy
1. Khi xây dựng cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường có khối tích từ 1500m3 phải lập hồ sơ thiết kế và gửi cơ quan Cảnh sát PCCC để thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC trước khi đưa cơ sở vào hoạt động. Đối với cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường có khối tích dưới 1500m3 phải trang bị phương tiện, thiết bị PCCC đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.
2. Các cơ sở karaoke thuộc dạng công trình tập trung đông người bắt buộc phải bố trí đủ 02 lối ra thoát nạn an toàn (buồng thang bộ kín hoặc cầu thang bộ bên ngoài nhà để hở). Đối với cơ sở karaoke có diện tích sử dụng từ 200 m2 hoặc khối tích từ 1000 m3 trở lên phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động; đối với cơ sở karaoke cao từ 3 tầng trở lên hoặc cơ sở karaoke có 01 đến 02 tầng có diện tích từ 3500m2 phải được trang bị hệ thống chữa cháy tự động.
3. Xây dựng phương án chữa cháy cứu nạn – cứu hộ, đề ra tình huống phức tạp nhất nhằm phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn khi có sự cố xảy ra, đặc biệt chú trọng công tác thoát nạn, cứu nạn tại cơ sở.
4. Tổ chức huấn luyện cho những người sống và làm việc trong cơ sở theo phương án đã đề ra, hướng dẫn họ sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy đã được trang bị và kỹ năng thoát nạn khi có cháy.
5. Niêm yết nội quy PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, trang bị đầy đủ bình chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn tại nơi quy định; trang bị thang dây thoát nạn, dây hạ chậm tại ban công, logia hoặc tầng mái của cơ sở; trang bị búa, rìu, phương tiện phá dỡ đặt ở bên trong cơ sở.
6. Các thiết bị bảo vệ, hệ thống dây dẫn, ổ cắm điện phải đảm bảo chất lượng. Đường dây dẫn điện phải đi trong ống gen bảo vệ và phải tính toán đủ tiết diện đảm bảo cấp cho các thiết bị tiêu thụ (trong đó phải tính đến cả dự phòng), trước các thiết bị tiêu thụ dòng điện lớn phải có attomat bảo vệ; lắp đặt bổ sung thiết bị ngắt mạch khi có sự cố chập điện (bảo vệ quá tải và chống rò) để đảm bảo ngắt mạch một cách thông minh những nguyên nhân gây cháy do chập điện.
7. Không sắp xếp vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn; không lắp đặt biển quảng cáo che lấp các ban công, logia của cơ sở; tầng sân thượng, mái phải bố trí thông thoáng và có lối lên từ tầng dưới qua các thang cố định và cửa đi, không khóa cửa lối lên mái.
8. Vật liệu dùng để trang trí, ốp trần, tường cách âm cho các gian phòng đặc biệt là phòng hát karaoke cần trang bị bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy, bên trong các vật liệu trang trí này không nên lắp đặt quá nhiều các đèn chiếu sáng trang trí…
9. Thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý các chất dễ gây cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt. Tăng cường công tác tự kiểm tra; kiểm tra hệ thống điện, thiết bị âm thanh, ánh sáng, điều hoà nhiệt độ, đèn quảng cáo, phương tiện chữa cháy… để kịp thời khắc phục các sơ hở, thiếu sót nhằm hạn chế nguy cơ cháy, nổ xảy ra.
10. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện chữa cháy để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
11. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 đồng thời tổ chức việc thoát nạn, cứu người và dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy./.
Vậy nên trước khi quyết định kinh doanh dịch vụ quán hát karaoke các chủ quán nên liên hệ với một đơn vị thiết kế thi công phòng hát karaoke uy tín chuyên nghiệp để được tư vấn những phương án tối ưu, an toàn nhất.
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin :
Công ty CPTKXD KTVDECOR ĐƠN VỊ NỔI BẬT TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT KARAOKE , BAR CLUB,BEER CLUB,CAFE,NHÀ HÀNG.....TẠI TPHCM VÀ KHU VỰC.
---------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG KTVDECOR.
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - GIÁ THÀNH HỢP LÝ
Hotline :0909.351.619
Xưởng sản xuất : Số 71- Đường 19 – Phường An Phú, Quận 2 – TPHCM
---------------------------------------
Sau đây là clip hướng dẫn cách thoát nạn khi xảy ra cháy tại các quán karaoke. Video do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cung cấp