Bạn có dự định mở một quán karaoke để kinh doanh, tất nhiên điều đầu tiên mà bạn quan tâm nhất là bạn phải chuẩn bị tài chính thế nào? Bạn quan tâm đến giá đầu tư các hạng mục là bao nhiêu tiền? Chi phí tổng thể cho cả quán karaoke của bạn từ khi động thổ xây dựng làm móng đến lúc hoàn thiện khai trương đi vào hoạt động sẽ phải đầu tư bao nhiêu?
Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từ A đến Z “ chi phí đầu tư 1 phòng karaoke ” và chi phí tổng thể để xây dựng và hoàn thiện một quán karaoke.
1- CHI PHÍ ĐẦU TƯ 1 PHÒNG KARAOKE :
Để 1 phòng karaoke hoàn thiện có thể hoạt động bạn cần chi phí vào những vấn đề như: Chi phí thuê tư vấn thiết kế, Chi phí thi công cách âm trang trí, Chi phí nội thất bàn ghế, Chi phí âm thanh loa máy và Chi phí tivi điều hòa. KTV DECOR sẽ liệt kê sơ bộ dự trù giá đầu tư của từng hạng mục để bạn hình dung được chi phí đầu tư phải bỏ ra để hoàn thiện cho 1 phòng hát karaoke chuyên nghiệp...
-
Chi phí thuê tư vấn thiết kế:
Về phần tư vấn thiết kế phòng karaoke giá thông thường trên thị trường giao động từ 120k đến 300k trên 1 m2 sàn xây dựng. Vậy với phòng karaoke thông thường khoảng 20 đến 30m2 thì chi phí khoảng 2.4 triệu đến 9 triệu đồng/ 1 phòng (A). Hiện nay trên thị trường có một số đơn vị miễn phí thiết kế phòng karaoke bạn nên tham khảo... nếu được miễn phí thì tốt nhất. Đối với KTV DECOR , chúng tôi sẽ miễn phí hoàn toàn phí thiết kế nếu thi công karaoke với chúng tôi.
-
Chi phí thi công cách âm trang trí:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu phong cách thiết kế phòng karaoke khác nhau, với mỗi mẫu phòng karaoke đương nhiên có giá thi công trang trí khác nhau. Bạn phải xác định cho mình là sẽ làm phòng karaoke loại trung bình, khá, khá vip hay vip... tùy từng khu vực và đối tượng khách hàng bạn hướng đến mà đưa ra mức đầu tư cho phù hợp. Với phòng karaoke đầu tư mức trung bình thì giá đầu tư khoảng 4 đến 5 triệu / 1 m2 sàn. đầu tư mức độ khá thì khoảng 5 đến 6 triệu 1 m2 sàn, đầu tư khá vip thì dao động khoảng 6 đến 7 triệu 1 m2 sàn (B).. Còn đầu tư mức độ vip thì chi phi có thể là vô biên... từ 7 đến 12 triệu 1 m2 sàn.
-
Chi phí nội thất bàn ghế karaoke:
Thông thưởng 1 phòng karaoke cơ bản ở mức khá thì chi phí bàn ghế trên tổng thể 1 phòng karaoke khoảng 1 triệu/ 1m2. Đối với phòng karaoke vip hoặc dạng cổ điển hoàng gia thì chi phí nội thất bàn ghế 1 phòng karaoke loại này khoảng 1,5 đến 2 triệu/ 1 m2 sàn (C) . Xem thêm mẫu bàn karaoke và báo giá bàn ghế karaoke.
-
Chi phí âm thanh loa máy:
Phòng karaoke bạn có thể hình dung theo 2 cách đầu tư. Đầu tư âm thanh cho phòng hát karaoke ( đúng nghĩa là hát). Và phòng hát karaoke hát kết hợp nghe nhạc mạnh.
Với phòng karaoke theo đúng nghĩa để hát thì cách thức đầu tư âm thanh, cách thức sử dụng các loại loa là khác với phòng karaoke nghe nhạc mạnh. Chi phí đầu tư âm thanh cho phòng karaoke dạng này thấp hơn... thông thường dao động từ 70 triệu đến 130 triệu / 1 phòng 20 đến 30m2. Với phòng hát karaoke thường xuyên nghe nhạc mạnh bạn phải đầu tư nhiều hơn thông thường để âm thanh đạt chất lượng bạn phải đầu tư khoàng 110tr đến 150 triệu / 1 phòng (D) .
-
Chi phí đầu tư tivi điều hòa:
Phần đầu tư này thì đơn giản rồi, chắc đa phần các bạn sẽ biết được mức độ đầu tư của hạng mục này. Phòng karaoke thông thường sẽ phải đầu tư khoảng 2 ti vi, một chiếc 50 đến 60 inch và 1 chiếc nhỏ hơn. Thông thường bạn nên mua tivi chuyên dụng cho phòng hát karaoke ( Loại tivi mặt kính cường lực). Tivi này giá rất rẻ mà độ bền tạm ổn giá khoảng 7 đến 11 triệu/ 1 chiếc... như vậy sẽ khoảng 14 đến 22 triệu đồng tiền tivi cho 1 phòng karaoke (E) . Còn về vấn đề điều hòa, tùy vào diện tích phòng karaoke là to nhỏ khác nhau mà bạn nên dùng loại điều hòa phù hợp. Với phòng khoảng 30m2 bạn nên dùng điều hòa 18000 BTU loại 1 chiều. Giá khoảng 15 triệu đồng / 1 chiếc đã gồm phụ khiện lắp đặt (F) .
Tổng tổng hợp giá đầu tư 1 phòng karaoke hoàn chỉnh:
Chi phí đầu tư cho 1 phòng karaoke sẽ gồm tổng các hạng mục: (A) + (B) + (C) + (D) +(E) + (F)
- Vậy chi phí tổng thể đầu tư cho 1 phòng karaoke khoảng 25 m2 sàn dao động: Từ 2.4 + ( 1 x 20 ) (4 x 20) +70 + 14 + 15 = 187.4 triệu Đến 9 + ( 2 x 20 ) + (7 x 20) + 150 + 22 + 15 = 376 triệu đồng.
- Nếu không tính phí thiết kế thì giá đầu tư 1 phòng karaoke khoảng 25 m2 là: 185 triệu đến 367 triệu đồng.
2 - CHI PHÍ TỔNG THỂ ĐỂ XÂY DỰNG MỘT QUÁN KARAOKE:
Để 1 quán karaoke hoàn chỉnh đi vào hoạt động kinh doanh cần phải đầu tư các hạng mục như: Xây dựng phần thô, Mặt tiền quảng cáo, Chi phí đầu tư các phòng hát ( Đã phân tích ở trên), Chi phí phòng cháy chữa cháy, Chi phí làm thủ tục giấy tờ ( giấy phép kinh doanh), Đầu tư sảnh quầy bar, Khu pha chế, Hành lang, Khu vệ sinh... Ở đây tôi ví dụ một công trình karaoke 200 m2 sàn xây dựng, trong đó sảnh 60m2, gồm 4 phòng karaoke sử dụng diện tích 100 m2, còn lại 40 m2 là khu vệ sinh & hành lang.
-
Về phần xây dựng phần thô:
Đối với những công trình karaoke chủ đầu tư phải bắt đầu xây dựng phần thô ngay từ đầu thì tư vấn này rất hữu ích để có cách nhìn tổng quán để dự trù vốn ngay từ đầu. Phần thô xây dựng gồm các phần như làm móng, mái, ngăn phòng, xây trát, lát gạch, điện nước cơ bản... Theo kinh nghiệm của KTV DECOR dự tính đầu tư cho 1 m2 sàn xây dựng phần thô khoảng 4 triệu 1m2 sàn với nhà cao tầng và 3 triệu 1m2 với nhà xây 1 tầng. Vậy với quán karaoke 200 m2 sàn chi phí xây phần thô khoảng (3 x 200 )= 600 triệu đến ( 4 x 200)= 800 triệu đồng ( G )
-
Phần mặt tiền quảng cáo:
Một quán karaoke muốn tạo ra điểm nhấn và thu hút khách thì tất nhiên bạn phải đầu tư mặt tiền quảng cáo thật oke rồi. Thời điểm hiện tại theo thông tư 47 và theo yêu cầu của phòng cháy chữa cháy thì quán karaoke không được bịt kín bởi các vật liệu như Alu... bởi vậy thông thường các quán karaoke sẽ đầu tư mặt tiền ít hoặc chuyển dạng thiết kế mặt tiền theo phong cách tân cổ điển ( dạng xây dựng đắp vẽ và dùng ánh sáng hắt). Theo KTV DECOR bạn cũng nên đầu tư mặt tiền cho quán karaoke của bạn ở mức phù hợp, không nên quá tốn kém chi phí.... Thông thường theo chúng tôi bạn nên dành riêng một khoản chi phí khoảng từ 60 triệu đến 120 triệu cho trang trí mặt tiền ( I )
-
Chi phí đầu tư các phòng hát karaoke:
Phần "chi phí đầu tư phòng karaoke" tôi đã phân tích ở trên. Với công trình 200m2 sàn có 4 phòng karaoke tương đương chi phí đầu tư cho các phòng karaoke đó là ( 4 x 185 )= 740 triệu đến 1.468 tỷ. ( K )
-
Chi phí thi công phòng cháy chữa cháy:
Về phần phòng cháy chữa cháy cho quán karaoke ở thời điểm hiện tại là vấn đề rất nhạy cảm và quan trọng. Bạn nên làm nghiêm túc vấn đề này... Tuy vào quy mô công trình mà vấn đề thiết kế thi công phòng cháy chữa cháy và xin giấy phép ở mức độ đơn giản hay phức tạp khác nhau. Thông thường chi phí vấn đề phòng cháy chữa cháy khoảng 150k/ 1m2 sàn. ( Xem thêm: Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong thi công karaoke) Với công trình diện tích càng lớn thì chi phí tính theo m2 sàn càng giảm. Vậy với công trình ví dụ 200 m2 sàn chi phí phòng cháy chữa cháy khoảng 35 triệu đồng ( L )
-
Chi phí đầu tư sảnh, quầy bar, lễ tân:
Các bạn lưu ý đối với một công trình karaoke đẹp, đẳng cấp chắc chắn sảnh đón khách của bạn phải đẹp và đẳng cấp. Có thể bạn đã thuê đơn vị thiết kế phòng karaoke rất vip cho mình... nhưng nếu thiết kế sảnh của bạn làm không đến nơi đến chốn thì thật sự mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa. Sảnh là rất quan trọng để khách hàng đánh giá chất lượng phục vụ trong quán của bạn. các bạn đừng sai lầm nghĩ sảnh karaoke không sinh ra tiền làm bé và đầu tư thấp nhé. Bản chất sảnh chính là bộ mặt của quán... và tất nhiên sẽ không bao giờ bạn có một quán karaoke đẹp, đẳng cấp nếu sảnh xấu và thấp tầm cả. Chi phí đầu tư sảnh thông thường khoảng 2 đến 3 triệu / 1 m2 sàn. Như vậy với công trình đang ví dụ có 60 m2 sảnh bạn sẽ phải chi phí từ 120 đến 180 triệu đồng ( M )
-
Chi phí đầu tư khu vệ sinh:
Bạn cứ xác định nếu làm vệ sinh riêng thì đầu tư khoảng 8 đến 10 triệu / 1 phòng. Còn đầu tư khu vệ sinh chung tách biệt thì chi sẽ dễ hơn và rẻ hơn. Phần này tôi sẽ không đưa ra được chi phí cụ thể cho bạn. Tôi chỉ liệt kê để các bạn biết có thêm phần việc đầu tư này cho quán karaoke của bạn.
-
Chi phí các vấn đề về giấy phép:
Như các bạn đã biết... một quán karaoke hoạt động được đương nhiên phải có giấy phép đầy đủ. các loại giấy phép như ( Giấy đăng ký kinh doanh karaoke, giấy an ninh trật tự, giấy phòng cháy chữa cháy, giấy được phép kinh doanh rượu bia...) và tất nhiên bạn phải xin đầy đủ các giấy phép đấy cho quán karaoke của bạn. Tùy từng địa phương, tùy vào khả năng quan hệ và cách thức xin phép của bạn mà sẽ có những mức chi phí khác nhau bạn phải bỏ ra. Xin phép ở những khu vực khó thì chi phí sẽ cao... Việc này bạn phải tự tìm hiểu để làm việc nhé.
-
Tổng kết chi phí đầu tư cho 1 quán karaoke hoàn chỉnh:
Tổng chi phí phải đầu tư để xây dựng hoàn chỉnh 1 quán karaoke kinh doanh gồm tổng các hạng mục: ( G) +( I ) + ( K ) + ( L ) + ( M )
- Vậy chi phí tổng thể đầu tư cho 1 quán karaoke với diện tích 200 m2 sàn và 4 phòng karaoke + 1 sảnh, hành lang dao động: Từ 600 + 60 + 740 + 35 + 120 = 1.555 tỷ Đến 800 + 120 + 1.468 + 35 + 180 = 2.603 tỷ đổng.
- Vậy chi phí tổng thể đầu tư cho 1 quán karaoke với diện tích 300 m2 sàn và 10 phòng karaoke + 1 sảnh, hành lang dao động: Từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng
3. Kế hoạch kinh doanh quán Karaoke thu lợi nhuận cao
Để đảm bảo quán trình doanh mình có một lượng khách cố định và lâu dài bạn cần chú trọng những vấn đề như vị trí mặt bằng, không gian quán, dàn âm thanh nhạc sống, và cách phục vụ, giá cả. Nếu đảm bảo được những điều này, mô hình kinh doanh này sẽ phát triển hơn nữa, tạo động lực cho bạn mở thêm nhiều chuỗi quán Karaoke khác. Tuy nhiên, bạn cần nắm bắt bảng kế hoạch kinh doanh, cụ thể như:
Bước 1: Lựa chọn địa điểm kinh doanh quán Karaoke
Đầu tiên bạn cần có một cuộc khảo sát tại khu vực bạn muốn kinh doanh, xem thử khu vực này đã có những quán Karaoke nào chưa. Bên cạnh đó, bạn còn nắm bắt nhu cầu thị trường, xu hướng hát Karaoke hiện nay của mọi người muốn chọn phòng thượng hạn hay bình dân.
Lời khuyên của chúng tôi là nên chọn vị trí kinh doanh tại các khu vui chơi giải trí, gần các nhà hàng quán ăn lớn, gần trường học, khu dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi .v.v.
Bước 2: Lên kế hoạch dự trù vốn và chi phí mở quán Karaoke
Như ở phần một chúng tôi có nội dung phân tích khi mở quán bạn cần đầu tư các thiết bị như thế nào, giá cả bao nhiêu, căn cứ vào thông tin đó bạn đi khảo sát giá thi công, giá sản phẩm âm thanh, ..v.v. của các đơn vị sản xuất xác định số tiền cần đầu tư cụ thể.
Và khi đã dự kiến được bảng chi phí mở quán Karaoke bạn tìm nguồn vốn đầu tư; đó là số tiền bạn tiết kiệm được, nếu không đủ bạn có thể đi vay mượn từ người thân, ngân hàng; tuyệt đối không vay nóng để tránh xảy ra các sự cố về tiền nong ngoài ý muốn.
Bước 3: Chú trọng việc thiết kế quán Karaoke
Bạn nên nhớ, để phục vụ nhiều lượt khách hàng cùng một lúc nếu có vốn cao bạn nên mở 10 phòng Karaoke có đầy đủ diện tích dành cho 5 người, 10 người, trên 30 người. Bên cạnh đó, bạn nên đầu tư tầm 2 phòng Karaoke Víp để phục vụ những khách hàng hạng sang. Về mặt thiết kế, bạn cần thiết kế mặt tiền quán Karaoke sao cho ấn tượng dễ mọi người dễ dàng nhận biết khi đi ngang qua. Ngoài ra, vấn đề thiết kế trong phòng ốc của karaoke cũng cần được chú ý gồm có đầy đủ thiết bị như ti vi kết nối Youtube, đèn sáng, đèn nhiều màu, máy lạnh, bàn ghế salon …. về mặt trang trí bạn cần theo dõi xu hướng trang trí hình mẫu quán Karaoke phù hợp với xu hướng hiện nay, sao cho ấn tượng, mới mẻ, không bị lỗi thời.
Kinh doanh loại hình dịch vụ Karaoke bạn sẽ kiếm được nhận lợi nhuận từ việc tính giờ hát, bán kèm nước giải khát, bánh kẹo, trái cây. Đa phần lợi nhuận về giờ hát chiếm ở mức cố định, muốn có lãi hơn phụ thuộc rất nhiều từ việc bán bia, rượu, nước ngọt, các loại bánh trái..v.v.v
Không phải cứ mở quán karaoke là có nhiều khách đông, chủ yếu là do chính bạn quảng cáo, chạy quảng cáo Marketing để thu hút khách hàng, đặc biệt là trong ngày khai trương.
Cụ thể, khi bạn xác định được thời gian mở quán + nội dung chương trình khuyến mãi giảm giá giờ, tặng quà…v.v..sau đó bắt đầu rải tờ rơi tại các địa điểm các trường học, chợ, giờ tan làm công nhân tại khu công nghiệp; chạy quảng cáo trên các trang Facebook, google giới hạn trong phạm vi khu vực tỉnh thành bạn kinh doanh để tiếp cận đưa thông tin về giá cả chất lượng để khách hàng nắm rõ. Đặc biệt hãy lưu ý đến chất lượng, thái độ của nhân viên, bởi yếu tố này sẽ quyết định mức độ thiện cảm của khách hàng đến nơi quán karaoke của bạn trong lần 2.
Ngoài ra, vấn đề phục vụ khách hàng rất quan trọng, cụ thể nhân viên phục vụ phải chu đáo tận tình để tạo được thị hiếu khách hàng. Bạn nên thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi giảm giá vào các khung giờ ít khách để thu hút khách hàng để vừa tăng lợi nhuận vừa tăng số lượng khách hàng ghé thăm.
Bài viết Kinh doanh Mở quán Karaoke cần bao nhiêu tiền (và Kế hoạch) rất chi tiết và cụ thể. Bạn căn cứ vào các thông tin trên sau đó vạch kế hoạch kinh doanh chi tiết bao gồm chi phí, cách tiến hành, các chính sách thu hút khách hàng. Mong rằng, bài viết phân tích này sẽ giúp bạn có thêm nguồn kiến thức hữu ích giúp bạn nhanh chóng tiến đến ước mơ dự định của mình trở thành hiện thật nhé.