Để tạo nên một quán bar, vũ trường “hoành tráng” thì không thể thiếu 2 nhân tố vô cùng quan trọng đó là âm thanh và ánh sáng. Việc thiết kế âm thanh, ánh sáng không hề đơn giản đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm dày dặn, kèm theo đó là óc thẩm mỹ cao mới có thể hòa trộn các nhân tố lại với nhau tạo nên một không gian đầy hấp dẫn, mê hoặc lòng người. Các Kiến Trúc Sư của KTVDECOR xin “tiết lộ” cho các bạn đọc một số nguyên lý cơ bản trong việc thiết kế hệ thống âm thanh ánh sáng quán bar vũ trường.
Âm thanh và ánh sáng là 2 nhân tố quan trọng khi thiết kế quán bar vũ trường
1. Cách lựa chọn và bố trí hệ thống âm thanh quán bar vũ trường
Âm nhạc chính là “linh hồn” của quán bar, vũ trường. Âm nhạc tạo cảm xúc rất lớn cho khách hàng, nó giúp gắn kết con người lại với nhau và trong việc kinh doanh dịch vụ giải trí thì âm nhạc chính là nhân tố chính giúp thu hút các khách hàng đến quán. Vậy để tạo ra những âm thanh sống động, trung thực, kích thích thính giác của khách hàng thì cần phải biết cách lựa chọn và bố trí hệ thống âm thanh sao cho thật hoàn mỹ.
Những thiết bị âm thanh thường dùng cho quán bar vũ trường
– Power ampli, cục đẩy công suất lớn
– Bàn mixer chuyên nghiệp
– Hệ thống loa hội trường công suất lớn
– Crossover
– Compressor
– Microphone
– Equalizer
– Bàn DJ chuyên nghiệp
…..
Nguyên tắc khi lắp đặt hệ thống âm thanh cho quán bar vũ trường
– Loa đặt thành hình tháp theo mô hình: Loa Sub ở dưới, Loa Full ở trên.
– Khoảng cách giữa 2 cột loa tối thiểu là 3,5m.
– Đặt 6 cặp loa Sub và 6 cặp loa Full 2 bên bục chỉnh nhạc.
– Đặt tiếp 2 cặp loa Sub và 2 cặp loa Full giữa 2 vách chiều dài của quán (đặt hướng loa cùng chiều với 6 cặp loa trên bục chỉnh nhạc để âm thanh được đều và không bị dội).
– Đặt 2 cặp loa Sub còn lại ngay bên dưới bục chỉnh nhạc để tăng cường tiếng bass.
– Đặt loa cách mặt đất tối thiểu 30cm để âm trầm được lan tỏa đều không gian quán.
– Đặt loa hướng về phía người nghe.
– Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai người nghe.
– Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp.
2. Cách lựa chọn và bố trí hệ thống ánh sáng quán bar vũ trường
Nếu âm nhạc là thứ giúp tạo cảm xúc cho khách hàng thì ánh sáng chính là nhân tố giúp cảm xúc đó được thăng hoa mạnh mẽ hơn. Vậy nên việc bố trí ánh sáng phải đảm bảo kết hợp với âm nhạc sao cho 2 thứ hòa thành một, ánh sáng trong quán bar vũ trường cần phải được thiết kế cảm ứng theo điệu nhạc. Một Kiến Trúc Sư giàu kinh nghiệm sẽ biết cách bố trí ánh sáng cho từng khu vực trong quán một cách hợp lý, đảm bảo sự thẩm mỹ, cân đối hài hòa trong cả tổng thể.
Ánh sáng giúp quán bar trở nên lung linh kích thích cảm xúc của khách hàng
Hệ thống ánh sáng được sử dụng trong thiết kế vũ trường quán bar
• Ánh sáng âm: bao gồm những loại đèn có chức năng (như đèn trong các căn nhà) và thiết kế ẩn trong tường.
• Ánh sáng gián tiếp: như đèn chớp, đèn hắt và đèn ngược sáng.
• Ánh sáng bề mặt: bao gồm đèn treo tường, đèn trần và đèn treo.
• Ánh sáng chiếu điểm: được thiết kế để có vị trí ánh sáng linh hoạt với các đồ đạc.
• Ánh sáng nhấn: bao gồm chiếu sáng cầu thang, ánh sáng dưới quầy bar và đèn led dải.
• Công nghệ ánh sáng phẳng: một nguồn ánh sáng dưới dạng băng (như ‘Tape Lite’), thậm chí mỏng hơn một chiếc thẻ tín dụng và có thể được áp dụng trực tiếp trong một loạt các ứng dụng nội thất và ngoại thất.
Lựa chọn và bố trí các loại đèn phù hợp với quán bar, vũ trường là rất quan trọng
Trong quá trình chiếu sáng sân khấu cho quán bar cần phải lưu ý
– Xác định vị trí đèn chiếu cho thích hợp
– Lựa chọn loại đèn chiếu cho phù hợp từng vị trí
– Vị trí diễn viên và đạo cụ cần được chiếu sáng
– Vị trí khán giả
Một số loại đèn thường sử dụng trong quán bar, vũ trường
– Đèn chớp
– Đèn laser
– Đèn led cảm ứng
– Đèn moving
– Đèn scanner
– Máy phun khói
– Đèn xoay
– Đèn rọi
– Đèn trái châu
– Đèn sân khấu
– Đèn follow
Khu vực sân khấu là nơi tập trung nhiều ánh sáng
3. Nguyên lý cách âm cho quán bar vũ trường
– Cũng như những quán karaoke, đối với vũ trường quán bar, club nếu không xử lý cách âm, tiêu âm tốt thì người sử dụng sẽ cảm thấy không thoải mái và lâu dần chất lượng quán sẽ bị đánh giá kém, gây sụt giảm về mặt doanh thu.
– Thêm vào đó, nếu hệ thống cách âm không tốt sẽ khiến âm thanh thoát ra ngoài gây ra ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Thường xuyên gây ô nhiễm tiếng ồn như thế có thể khiến quán gặp phải rắc rối liên quan tới vấn đề pháp luật.
Để có hệ thống cách âm chuyên nghiệp cho vũ trường quán bar cần chú ý
– Bề dày của tường
– Kỹ thuật bố trí các lớp vật liệu cách âm
– Kỹ thuật trang trí bên ngoài bề mặt tường, trần.
Giải pháp cách âm cho trần của quán bar
Khi thiết kế xây dựng quán bar vũ trường nên sử dụng gạch đỏ rỗng hai lớp, giữa hai bức tường có thể để trống hoặc chèn thêm xốp bọt biển,… Đây là một giải pháp xử lý cách âm tương đối hiệu quả và kinh tế, tuy nhiên đối với vũ trường có cường độ âm thanh lớp thì giao động rung của âm thanh vẫn truyền qua các lớp tường để đi vào kết cấu sàn, trần và cột chịu lực từ đó thoát ra ngoài. Sử dụng đệm lò xo, cao su non, bông khoáng, túi khí, gỗ, da…để cách âm đang là giải pháp hiệu quả trong việc cách âm và tiêu âm cho vũ trường quán bar.
Giải pháp cách âm phần vách tường quán bar
Trên đây là một số chia sẻ của KTVDECOR về nguyên lý thiết kế hệ thống âm thanh ánh sáng cho quán bar, vũ trường. Nếu bạn là chủ đầu tư đang có nhu cầu mở quán bar, vũ trường kinh doanh hãy liên hệ với KTVDECOR để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết về phương án thiết kế thi công quán bar vũ trường đẹp, chất lượng.